Một thách thức lớn đặt ra cho bộ phận HR, cũng như nhà lãnh đạo trong doanh nghiệp SME chính là làm thế nào để quản trị nhân sự có hiệu quả. Trên hết, việc thấu hiểu nhu cầu, nguyện vọng của đội ngũ nhân sự được xem như mấu chốt giúp doanh nghiệp phát triển bền vững. Hãy cùng TLC tìm hiểu về 7 yếu tố tạo dựng mối quan hệ giữa sếp và nhân viên thông qua bài viết này!
1. Trao đổi thẳng thắn về điểm mạnh và điểm hạn chế của doanh nghiệp
Thay vì tô vẽ quá mức bức tranh toàn cảnh doanh nghiệp trong những buổi tuyển dụng, bạn hãy trình bày về những mặt còn thiếu sót một cách chân thành nhất và nêu bật sự khác biệt, thế mạnh của doanh nghiệp có thể đem đến những giá trị nào cho người lao động.
Nếu đã trao đổi thẳng thắn từ những ngày đầu, thì khi đối diện với thực tế, người lao động không những không cảm thấy “vỡ mộng”, mà họ còn có thêm động lực để tạo ra nhiều giá trị và giúp doanh nghiệp ngày một tiến xa.
2. Xây dựng môi trường công sở lành mạnh
Một trong những tiêu chí chi phối quyết định rời đi, hay tiếp tục gắn bó với tổ chức của một nhân sự lại nằm ở đồng nghiệp. Người mà tiếp xúc thường xuyên nhất với họ chính là những người cùng làm việc trong cùng, hay thậm chí khác bộ phận.
Giả sử xung quanh họ là một môi trường làm việc thiếu các chuẩn mực của văn hóa như nội bộ còn tồn tại sự tiêu cực, soi xét lẫn nhau, nghi ngờ, đố kỵ, bất hợp tác, chia bè kết phái…thay vì cùng nhau hướng đến mục tiêu cống hiến, phát triển doanh nghiệp; thì thử hỏi một nhân viên còn sẵn lòng đồng hành cùng doanh nghiệp nữa hay không?
Vì vậy, chủ doanh nghiệp nên chú trọng đến việc xây dựng các hoạt động tạo sự kết nối, hòa nhập giữa phòng ban này với phòng ban khác, và giữa các cá nhân trong cùng một bộ phận. Để phát huy được điều này, cần có sự làm gương từ những người giữ chức vụ cao nhất tại một nhóm/ bộ phận/ phòng ban.
Không gì có thể sánh bằng tinh thần đoàn kết của một tập thể, chính điều này mới tạo nên sự lớn mạnh cho một doanh nghiệp.
3. Xây dựng chính sách thưởng phạt công bằng
Dù chỉ vừa khởi nghiệp, hay đã trở thành công ty có chỗ đứng trên thị trường, thì người làm lãnh đạo luôn cần quan tâm đến yếu tố khích lệ, trách phạt một cách công bằng và hợp lý. Mỗi một doanh nghiệp phải xây dựng cụ thể và công khai minh bạch về bảng tiêu chuẩn này. Để dù là cấp bậc nào khi nhìn vào cũng dễ dàng hiểu rõ và thực thi nghiêm túc theo chính sách.
Về hình thức, chính sách thưởng phạt của mỗi doanh nghiệp có thể khác nhau, nhưng bản chất chung của việc lập nên chúng là đều hướng đến sự công bằng. Cho dù là sếp hay nhân viên, nếu làm tốt thì sẽ có thưởng, còn làm sai phải bị khiển trách. Có như vậy mới có thể thúc đẩy tinh thần trách nhiệm của mỗi cá nhân.
4. Kỳ vọng nên được đo lường bằng chỉ số cụ thể
Một trong những lý do tạo nên khoảng cách giữa sếp và nhân viên là sự khác biệt về kỳ vọng trong công việc. Khi giao bất kỳ nhiệm vụ nào, người quản lý cũng nên đo lường sự kỳ vọng của mình bằng những chỉ số cụ thể. Bởi vì mức độ hài lòng về kết quả công việc giữa người làm quản lý và nhân viên là hoàn toàn khác nhau.
Trong quá trình hoàn thành nhiệm vụ được giao, đôi khi cấp dưới không thể nào liên tục trao đổi với sếp mình về tình hình công việc. Người ở trên thì quá bận rộn, còn người dưới cũng không hiểu kết quả phải như thế nào mới có thể làm hài lòng sếp. Do đó, nhiệm vụ được đưa ra càng có các chỉ số đo lường cụ thể càng tốt.
5. Tạo ra thử thách mới trong công việc để cải thiện mối quan hệ giữa sếp và nhân viên
Bạn sẽ khó lòng giữ chân người tài nếu như công việc của họ chỉ mãi lặp đi lặp lại, không có thử thách mới lạ. Bất lợi mà doanh nghiệp SME & Startup vướng phải chính là quy mô không đủ rộng để một nhân sự có thêm nhiều trải nghiệm tại các vị trí công việc khác.
Do đó, bạn có thể biến điểm bất lợi này thành lợi thế bằng cách không ngừng đặt ra thách thức về sự đổi mới trong các sản phẩm/ dịch vụ của mình, đây cũng chính là động lực kích thích họ tạo ra những sáng kiến mới, giá trị mới để phát triển sản phẩm.
Điều này không chỉ đem lại hiệu quả trong việc giữ chân nhân tài, mà xét về lâu dài nó còn giúp doanh nghiệp gia tăng lợi thế cạnh tranh so với đối thủ. Khi mà khách hàng đặt ra những yêu cầu về sản phẩm ngày càng cao, thì một doanh nghiệp luôn có sự cải tiến, nâng cao chất lượng sản phẩm dĩ nhiên chiếm được ưu thế trong tâm trí của khách hàng.
6. Hãy dẫn dắt đội ngũ của mình như một người thầy
Để tạo dựng mối liên kết giữa sếp và nhân viên, thì trước hết bạn hãy dẫn dắt đội ngũ của mình như một người thầy. Thay vì chỉ chăm chăm đến việc ra lệnh, đòi hỏi nhân viên phải làm được việc này, việc kia; thì bạn hãy khiến họ nể phục bằng chính năng lực dẫn dắt của mình.
Tất nhiên với những vị trí đứng đầu như là CEO, CMO, CFO… còn phải giải quyết hàng trăm, hàng nghìn công việc khác để giữ cho doanh nghiệp được trụ vững trên thương trường. Không thể nào cầm tay chỉ việc cho từng nhân viên, nhưng điều mà những nhà quản trị này có thể làm đó là phải biết “cứng, mềm” đúng chỗ.
7. Chuyển đổi số trong quản trị nhân sự để cải thiện mối quan hệ giữa sếp và nhân viên
Với sự bùng nổ của công nghệ đang thay đổi hoàn toàn cách con người giao tiếp cũng như cách thức các doanh nghiệp vận hành và quản lý. Việc chuyển đổi số đang dần trở nên hiện hữu đối với mọi doanh nghiệp trong việc áp dụng các phần mềm BPM vào hoạt động kinh doanh.
Bằng cách tự động hóa các quy trình, doanh nghiệp sẽ có quyền truy cập vào dữ liệu và các chỉ số hiệu suất trong thời gian thực. Điều này hỗ trợ rất lớn cho các nhà quản trị trong việc đưa ra quyết định chiến lược cho hướng đi của doanh nghiệp và phổ biến chúng một cách nhanh chóng, dễ dàng đến đội ngũ của mình.
Phần mềm BPM nổi bật nhất hiện nay có thể giúp doanh nghiệp chuyển đổi số quy trình hoạt động chính là Kissflow, vì đây là phần mềm bao gồm những tính năng quản lý và quản trị cũng như tích hợp 3 trong 1 với tính năng ERP và CRM. Đây là một phần mềm giải quyết những khó khăn trên và hướng tới việc giúp công ty định hình vị trí của mình trong thời buổi công nghệ 4.0.
Thông qua một nền tảng làm việc hợp nhất, chủ doanh nghiệp sẽ dễ dàng xác định được lương thưởng đúng người, đúng năng lực và xứng đáng với những nỗ lực tạo ra giá trị mà người đó mang đến cho tổ chức.
Hy vọng bài viết đã đem đến cho bạn nhiều góc nhìn mới lạ trong quản trị nhân sự thời hiện đại. Mong rằng những thông tin này có thể giúp ích cho quá trình kiến tạo một doanh nghiệp phát triển bền vững. Chúc bạn thành công!
Comentários